icon icon icon

Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 22h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)

0778 556. 878

Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống chữa thế nào?

Đăng bởi Admin vào lúc 10/06/2020

Thời tiết đang vào giai đoạn nắng nóng gay gắt nên các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là trẻ em tăng cao, trong đó có bệnh cảm cúm với triệu chứng dễ thấy như hắt hơi sổ mũi.

    Bé bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? là câu hỏi đặt ra làm đau đầu rất nhiều các bậc làm cha làm mẹ. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này

1. Nguyên nhân vì sao trẻ bị hắt hơi, sổ mũi?

    Khi trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi chứng tỏ niêm mạc mũi đang phản ứng với tác nhân kích thích nào đó, có thể gặp trong viêm mũi do nhiễm khuẩn hoặc viêm mũi dị ứng,…

   - Nếu trẻ sổ mũi nhưng nước mũi có màu trong thì nguyên nhân là do phản ứng dị ứng.

   - Nếu trẻ chảy nước mũi đục màu xanh hoặc màu vàng thường là do nhiễm khuẩn.

   - Bé bị hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi chứng tỏ niêm mạc mũi đang phản ứng với tác nhân kích thích nào đó, chẳng hạn như:

      + Do cảm lạnh: trẻ bị sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ, ho, chảy nước mắt và đau họng.

    + Do cảm cúm: trẻ sẽ lạnh run, chóng mặt, đau ê ẩm khắp người, chán ăn, đau họng.

     + Do dị ứng: trẻ bị hắt hơi liên tục, sổ mũi, mắt ngứa và đỏ.

      + Do xuất hiện dị vật trong mũi: vật lạ trong mũi khiến trẻ chảy nước mũi, có thể gây đau đớn hoặc chảy máu.



Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi

2. Bé bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì cho mau khỏi?

      Hắt hơi sổ mũi là 1 chứng bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, thời tiết nắng nóng... Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ khi vừa thấy các triệu chứng trên là cho bé uống ngay thuốc Tây, điều này khiến cho hệ miễn dịch của bé bị ảnh hưởng.

    Thực ra, căn bệnh này có thể chữa được nhanh chóng nhờ các bài thuốc dân gian dưới dưới đây.
  
Sử dụng lá trầu không để trị hắt hơi sổ mũi cho bé  

    Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá trầu hơ nóng có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe của mẹ mới sinh và cả với bé.

     Trẻ mặc không đủ ấm, ngực bị lạnh là nguyên nhân chủ yếu sinh ra sổ mũi hắt hơi. Các mẹ chỉ cần hơ lá trầu và đắp lên ngực trẻ có thể giúp trị sổ mũi.

Lá trầu không

Lá hẹ và đường phèn hấp cách thủy

     Đây là 1 bài thuốc vô cùng dễ kiếm và hiệu quả cao. Cha mẹ hãy chọn lấy 5-10 lá hẹ cùng với vài cục đường phèn. Cho tất cả vào chén, sau đó đem hấp cách thủy khoảng 20-30p rồi cho bé uống từ 2-3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày sẽ chấm dứt được triệu chứng hắt hơi sổ mũi.

Lá hẹ

Cho trẻ ăn cháo hành, tía tô

     Tía tô từ lâu đã được xem là 1 loại thảo dược trị cảm rất tốt. Loại lá này được các gia đình trồng quanh nhà để có sẵn khi dùng.

     Để trị cảm mạo, cần giúp cơ thể tiết mồ hôi thì sẽ giảm được các triệu chứng do cảm lạnh gây ra như hắt hơi, sổ mũi ở trẻ. Chính vì vậy, tía tô nấu với cháo hành nóng vừa là thức ăn vừa là bài thuốc rất tốt.

Cháo hành tía tô

Nếu các mẹ vẫn còn băn khoăn bé bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì thì có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

   - Nước muối sinh lý: trước tiên, ngay khi trẻ có triệu chứng “chớm” bị hắt hơi, mẹ hãy lập tức dùng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để nhỏ và vệ sinh mũi cho con.

   - Sử dụng hút mũi: Khi trẻ có biểu hiện bị sổ mũi, mẹ hãy rửa và hút mũi 1 ngày 4 lần. Mẹ nên sử dụng dụng cụ hút mũi để loại bỏ các chất nhầy, tuyệt đối không nên sử dụng miệng để hút cho con.

   - Cho bé uống siro: Song song với phương pháp rửa mũi bằng nước muối sinh lý, các mẹ nên cho con uống thêm các loại siro để giảm triệu chứng hắt hơi và sổ mũi, giúp bé dễ chịu hơn.

     Mẹ có thể sử dụng các loại siro tự chế từ thảo dược thiên nhiên như siro Tống Vệ Nhân để giúp tăng sức đề kháng cho bé, giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi và sổ mũi ở trẻ.

Tống Vệ Nhân - Tăng sức đề kháng, bảo vệ hô hấp

Tống Vệ Nhân có vị ngọt dịu, bào chế dạng siro nên dễ uống nên vừa tiện lợi cho mẹ vừa hiệu quả cho bé. Đây không phải là kháng sinh nên mẹ có thể an tâm, dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

     Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ cần tham khảo bác sĩ trước khi dùng Tống Vệ Nhân cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác.

Trong trường hợp con thường xuyên bị viêm mũi dị ứng, viêm mũi mủ với các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi có nghĩa là bé đã bị viêm mũi mãn tính. Lúc này, mẹ cần lập tức đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa thay vì tự điều trị tại nhà.

Trên đây là lời giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi bé bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Hy vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc con. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!