icon icon icon

Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 22h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)

0975045445

Tại sao trẻ dễ mắc bệnh hô hấp trong mùa lạnh?

Đăng bởi Công Ty Cổ phần Y dược và Thiết bị y tế PSD vào lúc 14/12/2022

Thời tiết mùa Đông Xuân cùng với tâm lý chủ quan, tỷ lệ tiêm chủng giảm khiến nhiều trẻ em nhập viện vì các bệnh đường hô hấp gia tăng mạnh.

Ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bệnh hô hấp là nhóm bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh giảm sau 2 năm diễn ra dịch COVID-19, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với việc hút thuốc lá phổ biến ở nam giới và việc xuất hiện lan tràn các vi khuẩn kháng thuốc, đa kháng thuốc làm cho tỷ lệ mắc và tử vong của người bệnh hô hấp ngày càng gia tăng.

Hiện nay thời tiết đang giao mùa, nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm là nguyên nhân khiến cho các bệnh lý hô hấp tăng nhanh, đặc biệt là cúm và viêm phổi do phế cầu khuẩn. 

Có hai lý do làm tăng bệnh đường hô hấp trong mùa lạnh, các bố mẹ lưu ý khi chăm trẻ. Các nhà khoa học phát hiện ra sự thay đổi nhiệt độ đã ảnh hưởng đến cấu trúc vật lý của virus. Lớp màng bảo vệ virus loại có vỏ - thường được cấu tạo bằng các vi hạt protein. Khi nhiệt độ thấp, các vi hạt của virus sẽ kết dính lại, tạo ra lớp bao phủ cứng, hoạt động giống như một lớp áo giáp phủ bên ngoài virus, giúp virus được sống sót lâu hơn trong không khí lạnh. Nhờ sống sót lâu ở bên ngoài nên nó có điều kiện thời gian để lây nhiễm cho nhiều người khác hơn.

Mặt khác, mùa lạnh, độ ẩm sẽ thấp hơn, điều đó làm các giọt hô hấp bay hơi sẽ khô hơn, dẫn tới việc giọt hô hấp teo lại, có kích thước nhỏ hơn, giúp virus dễ dàng tiếp xúc với các hóa chất khác trong giọt hô hấp bị cô đặc và nó tạm thời bị bất hoạt. Giọt hô hấp nhỏ sẽ bảo quản virus bất hoạt tạm thời, để rồi sau đó dễ dàng đánh thức virus dậy khi giọt hô hấp bị hòa tan trong đường thở của vật chủ mới và gây bệnh.

Ở trẻ nhỏ, các biến chứng nặng có thể là viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim, tổn thương và suy đa cơ quan (suy hô hấp, suy thận), tổn thương hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não), nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong. Nếu may mắn được cứu sống, trẻ phải gánh chịu những di chứng nặng nề như điếc, chậm phát triển về vận động và thần kinh.

Cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ?
Hầu hết bệnh diễn tiến lành tính, ít gây biến chứng nếu chúng ta biết chăm sóc và theo dõi đúng cách. Nhằm phòng các bệnh lúc giao mùa, cũng như cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh, dưới đây là những nguyên tắc mà cha mẹ cần biết.

Chế độ ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Một chế độ ăn khoa học là rất cần thiết với trẻ nhỏ. Đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng. Ba mẹ nên chú ý đến thành phần đạm và các vi chất. Trong đó, kẽm và sắt là hai vi chất cực kỳ quan trọng có nhiều trong thịt bò, gà, cá, trứng và hải sản.
Ngoài ra, ba mẹ nên tập cho trẻ có thói quen ăn nhiều rau quả, uống nước ép trái cây có màu vàng, cam, đỏ như: Cam, cà rốt, cà chua… nhằm bổ sung vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C cũng góp phần rất quan trọng tăng cường hệ miễn dịch của con.

Thay đổi sinh hoạt cho trẻ

Do thời tiết thất thường kèm theo ẩm thấp, mưa gió, việc thay đổi sinh hoạt cho trẻ là cần thiết. Bao gồm: giữ ấm cho trẻ, chú ý đến vệ sinh cho trẻ, cho trẻ ngủ đủ giấc, ...