-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

PHƯƠNG PHÁP GIÚP DUY TRÌ HỆ MIỄN DỊCH KHỎE MẠNH TRONG MÙA DỊCH
Đăng bởi Admin vào lúc 06/04/2020
Hệ thống miễn dịch được hình thành và củng cố từ khi chào đời cho đến khi kết thúc chu trình sự sống bao gồm các miễn dịch tự nhiên và các miễn dịch mà con người thu được trong quá trình sống riêng biệt của mỗi cá thể.
Hệ thống miễn dịch là gì?
Miễn dịch tự nhiên được hình thành bởi yếu tố tự nhiên mà con người không thể tác động được bao gồm gen, chủng tộc, giống loài; là khả năng bảo vệ sẵn có và mang tính di truyền.
Miễn dịch thu được là miễn dịch được hình thành mà mỗi cá thể đạt được trong quá trình sống của mình do tiếp xúc với mỗi trường sống mà hình thành nên các kháng thể như Ig G , Ig M , Ig A, Ig D , Ig E từ các lympho B hay các lymphokine từ các lympho T
Hệ miễn dịch cơ thể người là một thể thống nhất
Như vậy, hệ miễn dịch có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể con người. Những người có hệ miễn dịch tốt sẽ giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh, hoặc người đã nhiễm bệnh sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn.
Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch
Hệ miễn dich có ở khắp cơ thể và liên quan đến nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài.
Hàng rào đầu tiên của hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể là da và niêm mạc giúp ngăn cản các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nếu vượt qua được hàng rào này, tiếp theo chúng sẽ gặp sự tấn công của các tế bào bạch cầu: Bạch cầu trung tính, đại thực bào, bạch cầu ưa acid, giải phóng các chất trung gian có thể tiêu diệt tác nhân xâm nhập.
Bạch cầu đang chiến đấu với kháng nguyên lạ
Khi các kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ nhận diện bởi tế bào lympho T của hệ miễn dich đặc hiệu. Khi đó các tế bào này sẽ kích thích hoạt động của các tế bào lympho T khác, dẫn tới sự ly giải tế bào, tạo ổ viêm và thu hút đại thực bào tới và dọn dẹp. Đồng thời, đại thực bào được hỗ trợ bởi tế bào lympho T sẽ kích hoạt tế bào lympho B trở thành tế bào plasma để sản xuất ra kháng thể làm vô hiệu hóa kháng nguyên.
Tế bào lympho có chức năng ghi nhớ miễn dịch và nhận biết nếu chúng quay lại tấn công lần nữa. Trong khi tế bào lympho B có chức năng tạo ra kháng thể, đồng thời cảnh báo các tế bào lympho T, thì tế bào lympho T lại có nhiệm vụ phá hủy các tế bào bị tổn thương trong cơ thể, đồng thời cảnh báo các bạch cầu khác.
Những phương pháp giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh
Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể con người chống lại các virut, vi khuẩn gây bệnh, khi bị suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể con người sẽ dễ nhiễm các bệnh, đặc biệt là các bệnh về hô hấp, u bướu… Chính vì thế, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể là phương pháp giúp bảo vệ sức khỏe .
1. Tập thể dục thường xuyên:
Các nhà khoa học tại Mỹ cũng khẳng định: “Không loại thuốc nào có tác dụng tốt bằng việc tập thể dục”.
Việc vận động thường xuyên: Đi bộ, chạy bộ, bơi lội... mỗi ngày giúp cơ thể được thư giãn, đồng thời tăng khả năng hấp thu các chất từ chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao sức khỏe.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh:
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất gồm đầy đủ các vitamin: Vitamin A, E, Kẽm, Đạm, chất xơ … sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả, bên cạnh đó cũng cần hạn chế ăn các loại thực phẩm: đồ chiên, rán, đồ đóng hộp…
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng cường miễn dịch
Ngoài ra, cũng cần tăng cường miễn dịch thông qua việc bổ sung các thực phẩm tỏi tươi, nấm, nghệ, ...do trong thành phần của chúng có chứa các dược chất kháng vi-rút và kháng sinh, tăng cường hệ miễn dịch
3. Thực phẩm chức năng
Để tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch được khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là các chất vitamin A, E, Kẽm, Selen … có trong thực phẩm: rau xanh, cam bưởi, thịt, cá …..Thì sử dụng tăng cường thêm các loại thực phẩm chức năng sẽ giúp bổ sung nhiều hoạt chất có lợi cho sức đề kháng cơ thể. Bởi trong thành phần của thực phẩm chức năng sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với những chất dinh dưỡng lấy từ thực phẩm cần thiết.
4. Ngủ đủ giấc:
Ngủ không đủ giấc, mất ngủ không chỉ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày mà còn khiến cơ thể bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh, bao gồm cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng khác. Hơn nữa, giấc ngủ kém còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm béo phì và tiểu đường.
Một giấc ngủ sâu, đủ giấc và đúng giờ giúp cho khả năng trao đổi chất của cơ thể, còn giúp các cơ quan, tế bào hoạt động tốt hơn.
Ngủ đủ giấc là một cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất
5. Giảm stress:
Khi cơ thể bị căng thẳng liên tục sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, do cơ thể sản xuất các hoocmon nhiều hơn, chẳng hạn như cortisol và adrenaline, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Tăng cường áp dụng liệu pháp: Thiền, yoga, massage … được chứng minh là các liệu pháp giảm stress hiệu quả
6. Hạn chế rượu bia và các chất kích thích:
Sử dụng lượng rượu bia vừa phải có thể đem lại 1 số ích lợi cho sức khỏe,chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tim. 1 - 2 ly mỗi ngày cho một người đàn ông, hoặc 1 ly cho một người phụ nữ. Nhưng khi sử dụng quá nhiều rượu có thể gây ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với nhiễm trùng. Ngoài ra, việc lạm dụng các loại chất kích thích: thuốc lá, cần sa, heroin … gây tác hại tương tự đối với các tế bào bạch cầu, làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
7. Giữ gìn vệ sinh cơ thể, lối sống lành mạnh
Vệ sinh cá nhân hàng ngày có vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe, loại trừ rất nhiều yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài bám dính trên bề mặt cơ thể, ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, từ đó giúp phòng tránh bệnh tật.
Bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch là điều cần thiết
Như đã phân tích ở trên, da và niêm mạc là hàng rào đầu tiên giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của các tác nhân bênh ngoài vào cơ thể: virut, vi khuẩn ….Do đó, vệ sinh cá nhân sạch sẽ: tắm gội thường xuyên, rửa tay với xà phòng đúng cách là một trong những phương pháp hữu hiệu làm giảm 35% nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, bệnh tả … theo như nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO.