icon icon icon

Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 22h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)

0975045445

NHỮNG THÓI QUEN CẦN THAY ĐỔI NGAY TRONG MÙA DỊCH BỆNH

Đăng bởi Admin vào lúc 26/04/2020

Đại dịch do COVID-19 gây ra lần này được đánh giá rất tồi tệ, gây thiệt mạng hàng chục nghìn người và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Dưới sức “nóng” này, người dân Việt Nam đã nhanh chóng thay đổi thói quen hàng ngày và tăng cường sức đề kháng phòng ngừa tối đa.

Không thể phủ nhận trong ‘cuộc chiến’ chống dịch COVID-19 Việt Nam đã làm rất tốt. Ngay cả một cường quốc mạnh như đế chế Mỹ, truyền thông còn phải tìm cách “giải mã” cho sự thành công này. Với đường lối và chiến thuật chính xác, Việt Nam đã tức tốc bảo vệ quốc gia bằng cách ly trên diện rộng và tích cực truy tìm những người tiếp xúc với người nhiễm bệnh. 

Chính phủ Việt Nam đã hành động đúng thời điểm cần thiết, dân tộc Việt Nam đã kêu gọi tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh COVID-19 tối đa. Đó là lý do dù Việt Nam là một đất nước có hệ thống chăm sóc y tế và nguồn lực tài chính hạn chế, xong không vì thế mà để đại dịch tàn phá đất nước.

Những thói quen cần thay đổi ngay trong đại dịch COVID-19

Trong thời gian tới, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, sẽ lan rộng hơn, quy mô lớn hơn, sẽ còn nhiều trường hợp tử vong và chắc chắn sẽ tác động sâu sắc hơn đối với tất cả quốc gia trên thế giới. Dù “chiến tuyến” Việt Nam đang phòng ngự rất tốt, tuy nhiên không thể vì thế mà chủ quan.

Trong nhiều cuộc họp Thường Trực Chính Phủ, Thủ tướng thường xuyên nhấn mạnh yêu cầu các cấp, các ngành ngăn chặn quyết liệt, không để dịch xâm nhập trở lại. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 luôn kêu gọi và khuyến cáo người dân cần thay đổi ngay 7 thói quen hàng ngày như sau:

1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.

2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.

4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.

6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.

Sự có mặt của dịch COVID-19 đã khắc họa rõ nét hơn tinh thần “tương thân tương ái” của dân tộc, bắt buộc chúng ta phải thay đổi những thói quen trước đây để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Bộ Y Tế & WHO ra khuyến cáo người dân

Sống an toàn nhưng tuyệt đối không chủ quan, truyền thông Việt Nam liên tục phát đi thông điệp, các nhà chức trách minh bạch về dịch bệnh, Bộ Y Tế liên tiếp gửi tin nhắn với 7 thông điệp từ Bộ Y Tế & WHO đề nghị và khuyến cáo người dân nghiêm túc thực hiện:

1. Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho, hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

2. Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

3. Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau sử dụng khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay.

4. Nếu thấy có dấu hiệu ôm khi đi lại, du lịch thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

5. Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín

6. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.

7. Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.

Ngoài việc thực hiện tốt 7 thói quen này, thì cần phải lưu ý đến điều quan trọng là chăm sóc sức khỏe, cụ thể là tăng sức đề kháng trong mùa dịch. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vaccine thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch được. Điểm này rất quan trọng vì chúng ta không thể đóng kín cửa một mình, dù hạn chế nhưng vẫn phải có giao lưu để đảm bảo “mục tiêu kép”. Thời gian đó chắc chắn không tính bằng tuần mà phải tính ít nhất bằng tháng”. 

Kiểm soát dịch bệnh, tăng cường sức đề kháng

Sức đề kháng chính là "thành trì" bảo vệ sức khỏe khỏi mọi sự tấn công từ các tác nhân bên ngoài, củng cố nâng cao sức khỏe từ bên trong. Vì vậy, trong thời điểm dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp trên thế giới, việc chủ động tăng sức đề kháng cho cơ thể là vô cùng cần thiết.

“Còn nếu nhìn ra bên ngoài, rất nhiều nước có nền y tế phát triển hơn ta nhiều, giàu có hơn ta nhiều nhưng đã có tới hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh, hàng ngàn, hàng chục ngàn người tử vong thì không chỉ thiệt hại về tính mạng con người, về xã hội mà thiệt hại kinh tế cũng lớn hơn rất nhiều” - Phó Thủ tướng nói.

Một cơ thể khỏe mạnh kết hợp với các biện pháp phòng dịch an toàn như đeo khẩu trang, dùng dung dịch sát khuẩn, bổ sung thực phẩm sức khỏe Tống Vệ Nhân… sẽ chống được sự xâm nhập của virus COVID-19, hạn chế nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ điều trị Viêm đường hô hấp do SARS-COV-2.

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Tống Vệ Nhân được nghiên cứu, phát triển bởi các nhà khoa học, thầy thuốc đông y Việt Nam. Với chiết xuất từ những hoạt chất tinh túy nhất của các dược liệu quý có nguồn gốc thiên nhiên bao gồm: Hoàng kỳ, Đông trùng hạ thảo, Bạch truật, Phòng phong, Hồng sâm, Mộc hương, Kê huyết đằng, Phục thần, Đương quy.... tăng cường sức khỏe nền tảng, tăng cường sức đề kháng, đại bổ nguyên khí, bổ phế khí, tăng cường chính khí.

Ngoài ra ưu điểm vượt trội của sản phẩm này đó chính quá trình sử dụng chỉ diễn ra từ 1 đến 2 tháng. Đối với trẻ em, Tống Vệ Nhân được đóng gói dưới dạng chai 125ml, sử dụng 5ml/lần, ngày 2-3 lần. Còn đối với người lớn, quy trình đóng gói dưới dạng lọ - 30 viên, sử dụng 1-2 viên/lần, ngày 2 lần.

Dưới sức tàn phá của đại dịch COVID-19 nhiều quốc gia đã bị thất thủ, tất cả mọi người dân cần nâng cao cảnh giác, thay đổi những thói quen hàng ngày, cũng không nên “mất bò mới lo làm chuồng”, “cứu nhà bị cháy không nên hà tiện nước” để kiểm soát dịch bệnh tốt nhất.

Theo Văn Hiến

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: