-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ và giải pháp
Đăng bởi Admin vào lúc 17/06/2020
Có 2 biểu hiện thường thấy nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là nôn và tiêu chảy. Các mẹ cần chú ý thêm các dấu hiệu ở trẻ như đầy bụng, khó chịu, ợ hơi,... Cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện vì vậy mẹ cần chú ý và điều trị để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
1. Sức đề kháng yếu
Có khá nhiều yếu tố dẫn đến việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Sức đề kháng yếu là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Sức đề kháng hay còn gọi là hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… và các yếu tố độc hại khác từ môi trường. Hệ miễn dịch khỏe mạnh không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu trong những năm tháng đầu đời mà còn tác động lâu dài đến sức khỏe của trẻ.
Sức đề kháng yếu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé
2. Do dùng kháng sinh
Dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh khiến cho hệ miễn dịch của bé không thể hoàn thành nhiệm vụ vì chúng còn rất yếu. Kháng sinh đi vào cơ thể trẻ tiêu diệt luôn cả vi khuẩn lợi và hại. Vì thế gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như phân sống, tiêu chảy, táo bón, rất nguy hiểm. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ.
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh, tăng sức đề kháng cho trẻ là tránh tối đa việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh.
Lạm dụng kháng sinh cho trẻ
3. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hay cụ thể hơn là thành phần thức ăn không hợp với lứa tuổi trẻ, vệ sinh kém,.... cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột nếu cơ địa trẻ quá yếu có thể làm cho bệnh ngày càng nghiêm trọng. Trẻ có thể tiêu chảy ồ ạt, nôn – ói nhiều, đau quặn bụng… không chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Thành phần thức ăn không phù hợp với trẻ
4. Tâm lý tiêu cực
Nếu gặp phải các trạng thái như áp lực, lo lắng, căng thẳng, bồn chồn,… cũng là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Lúc này cơ thể lâm vào trạng thái tiêu cực kể trên thì việc tiêu hóa của trẻ không được thuận lợi, việc bài tiết men tiêu hóa và các enzyme cần thiết để phân hủy và hấp thụ thức ăn bị giảm sút khá đáng kể.
Hãy tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, phát triển toàn diện hơn.
5. Môi trường sống mất vệ sinh
Môi trường không được vệ sinh sạch sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Hãy giữ vệ sinh cho bé cẩn thận. Nên rửa tay bé, các đồ chơi, tiếp xúc với thú vật, đồ dùng bám vi khuẩn, ... cũng cần được mẹ kiểm tra kỹ càng.
Giải pháp cho rối loạn tiêu hóa ở trẻ
1. Chú ý vấn đề mất nước
Các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý đến vấn đề mất nước ở trẻ. Với các biểu hiện hàng đầu của các cháu như khát, môi khô, khóc không có nước mắt, tiểu ít đi…
Mẹ có thể kiểm tra xem bé có khát hay không, đi tiểu, môi khô,... để nhanh chóng bù nước cho con.
Cho trẻ uống nhẹ nhàng, từ từ, trẻ từ 7 – 10 tháng cần uống 5 – 7 thìa, và cách đều các lần uống để cở thể trẻ có thể hấp thụ lượng nước theo đường tiêu hóa.
Chú ý cho bé uống nhiều nước
2. Chế độ dinh dưỡng
Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ. Dưới đây là những thực phẩm thích hợp chữa trị rối loạn tiên hóa ở trẻ mẹ nên tham khảo thêm:
• Rau: mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, khổ qua, đậu bắp, giá đỗ.
• Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quit, chuối, táo…
• Củ – quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ, khoai mỡ…
• Ngũ cốc, đậu đỗ: Đậu xanh, đậu đỏ, gạo lức… Ngoài ra còn có các loại khác: Hạt sen, sương sâm…
Hãy để trẻ ăn đủ 3 bữa: sáng, trưa, tối; nên ăn tập trung, ăn nhiều vào các bữa trong ngày, hạn chế đồ ăn vào buổi tối, đêm. Thức ăn cần đun chín kỹ, mềm để trẻ dễ ăn.
Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé
3. Tăng sức đề kháng cho trẻ
Ngoài việc cung cấp các loại thực phẩm cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ 10ml – 15 ml siro tăng sức đề kháng mỗi ngày, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tạo tiền đề cho bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Một nghiên cứu về “Tác động của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống lâu dài lên đáp ứng dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe và sự tăng trưởng dài hạn ở trẻ” đã được công nhận trên tạp chí Khoa học Dinh dưỡng (Journal of Nutritional Science) uy tín.
"Từ thành phần quý từ Đông y như Đông trùng hạ thảo, Phòng phong, Bạch truật, Hoàng kỳ, sâm Ngọc Linh với một số chế phẩm sinh học Thymomodilin, Betaglucan… với tác dụng tối ưu để tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch. Đây là loại thuốc đông y duy nhất trên thị trường được kiểm nghiệm bằng phương pháp “sắc ký lỏng”, đảm bảo an toàn chất lượng, độc tính, kết quả sinh khuẩn"- Giáo sư Phạm Hưng Củng nói.
Theo Giáo sư Phạm Hưng Củng: "Tống Vệ Nhân ngoài việc hỗ trợ hệ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt còn hỗ trợ việc phòng, chữa trị các bệnh về đường hô hấp liên quan đến virus, vi khuẩn nhưng ho, viêm họng, viêm phổi, viêm xoang, cảm, cúm mùa... tăng sức đề kháng và miễn dịch cho người cơ thể suy nhược, mắc các bệnh mãn tính về hô hấp, đại tràng, thiếu máu, mất ngủ kéo dài, người già, trẻ kém ăn và gầy yếu."
Tống Vệ Nhân - Tăng sức đề kháng, bảo vệ hô hấp
Hệ miễn dịch của trẻ được bảo vệ, đồng nghĩa với một hệ tiêu hoá tốt, sẽ giúp cơ thể hấp thu tối đa các dưỡng chất cung cấp, hỗ trợ trẻ duy trì đà tăng trưởng tốt và hạn chế các bệnh vặt. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bậc cha mẹ nên sớm có kế hoạch tăng cường sức đề kháng cho trẻ thay vì đợi đến khi trẻ thật sự mắc bệnh hay gặp vấn đề về cân nặng.