icon icon icon

Giờ làm việc: Từ 08h00 đến 22h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)

0975045445

Các bệnh hô hấp khi giao mùa thường gặp và cách phòng bệnh

Đăng bởi Công Ty Cổ phần Y dược và Thiết bị y tế PSD vào lúc 04/09/2021

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi bất thường tạo điều kiện cho vius, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động. Thông thường, thời tiết lúc giao mùa thường lúc nắng lúc mưa kèm dễ khiến cho các mầm bệnh, côn trùng, vi khuẩn,... có điều kiện phát triển. 

Thay đổi khí hậu vào thời điểm giao mùa khiến nhiệt độ thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh và từ nắng chuyển sang mưa trong một ngày. Khi sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm hệ miễn dịch bị của bạn bị suy yếu. Bên cạnh đó các virus gây bệnh cảm lạnh dễ dàng phát triển và lan truyền hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Đường hô hấp là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Do đó, các triệu chứng như ho và ngứa họng rất phổ biến khi thời tiết thay đổi.

Không khí dễ bị tù túng, kém lưu thông do vào mùa lạnh mọi người có khuynh hướng ít di chuyển ra ngoài đường mà ở trong nhà nhiều hơn, đóng các cửa để tránh không khí lạnh xâm nhập. Đây là yếu tố thuận lợi làm các tác nhân vi sinh vật nếu tồn tại trong không khí có khả năng sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

Khi giao mùa, cơ thể dễ gặp một số bệnh hô hấp như:

Viêm họng cấp tính: Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khan tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi.

Viêm khí phế quản, biến chứng viêm phổi: Viêm khí phế quản có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời hoặc theo diễn tiến của bệnh,... Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ nhưng có thể giảm tính hiếu động ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rất nguy hiểm với các triệu chứng sốt cao, ho khạc, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, trẻ nằm ì, li bì.

Cúm: Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị cúm nhất trong thời điểm giao mùa do sức đề kháng chưa hoàn thiện khiến virus cúm dễ dàng gây bệnh. Bệnh lý sẽ bộc phát khi có 3 yếu tố tham gia là mầm bệnh, số lượng mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể. Trong cúm, mầm bệnh là các virus cúm lây trực tiếp do tiếp xúc, giao tiếp hàng ngày, đặc tính virus là sinh sôi nảy nở nhanh nên có số lượng ồ ạt tấn công cơ thể, nhất là những trẻ có hệ miễn dịch yếu.

Làm thế nào để phòng bệnh?

Thứ nhất, chúng ta cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, kem, đá.

Thứ hai, cần tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả).

Thứ ba, kết hợp sử dụng các dược liệu nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên sử dụng Siro tăng sức đề kháng Tống Vệ Nhân được chiết xuất từ các thảo mộc tự nhiên như Đông trùng hạ thảo, Hồng sâm, Bạch truật,… Cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng cho con trong thời gian dài mà không có tác dụng phụ hay gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài việc hỗ trợ bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh, siro Tống Vệ Nhân còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ để trẻ có thể tự đối mặt với vi khuẩn, virus, khói bụi… 

Ngoài ra, Tống Vệ Nhân cũng có sản phẩm dành cho người lớn, giúp bạn bảo vệ hệ hô hấp cho cả gia đình. Sản phẩm là sự kết hợp của nhiều thành phần quý từ Đông y: Đông trùng hạ thảo, Phòng phong, Bạch truật, Hoàng Kỳ, sâm Ngọc Linh với một số chế phẩm sinh học khác... với tác dụng tối ưu để tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch.